BÊ TÔNG CỐT THÉP

TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM BTCT THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2018

  • Bài viết này hướng dẫn kiểm tra khả năng chịu cắt của dầm đặt cốt đai theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018.
  • Quy trình tính toán cốt thép chịu cắt trong dầm BTCT theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 đã được đơn giản hóa so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5574:2012.
  • Tính toán độ bền cấu kiện bê tông cốt thép khi có tác dụng của lực cắt được tiến hành theo mô hình tiết diện nghiêng.

1. Thông số đầu vào

    • Vật liệu:
      • Bê tông:
        • Cấp cường độ B.
        • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
        • Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông Rbt.
      • Cốt thép:
        • Mác thép: CB300-V, CB400-V
        • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
        • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép ngang Rsw.
    • Tiết diện dầm: b x h
    • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ao=> a=> ho=h-a
    • Hệ số điều kiện làm việc: γb
    • Nội lực : Lực cắt Q

2. Sơ đồ nội lực

Tính toán cốt đai dầm

3. Chọn trước cốt đai và kiểm tra khoảng cách

    • Chọn số nhánh n, đường kính d, khoảng cách sw.
    • Kiểm tra  sw ≤ sw(Cấu tạo) và swsw(max)
      • sw(Cấu tạo):
        • Gối: h≤450mm: sw = min(h/2,150mm); h>450mm: sw = min(h/3,500mm)
        • Nhịp: h>300mm: sw = min(3h/4,500mm)
      • sw(max):

\dpi{120} \large s_{w,max}=\frac{R_{bt}bh_{o}^{2}}{Q}

4. Tính toán kiểm tra

  • Tính toán kiểm tra theo 2 điều kiện :
  • Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo dải bê tông giữa các tiết diện nghiêng.
    • Điều kiện :

Q\leqslant \varphi _{b1}R_{b}bh_{o}

      •  Trong đó:
        • Q: lực cắt trong tiết diện thẳng góc của cấu kiện.
        • φb1: là hệ số, kể đến ảnh hưởng của đặc điểm trạng thái ứng suất của bê tông trong dải nghiêng, lấy bằng 0,3.
  • Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo tiết diện nghiêng chịu lực cắt( Phương pháp tính toán chính xác) 
    • Điều kiện :

Q\leqslant Q_{b}+Q_{sw}

      • Trong đó:
        • Q: lực cắt trên tiết diện nghiêng với chiều dài hình chiếu C lên trục dọc cấu kiện.
        • Qb: lực cắt chịu bởi bê tông trong tiết diện nghiêng.
        • Qsw: lực cắt chịu bởi cốt thép ngang trong tiết diện nghiêng
    • Xác định Qb:
      • Trường hợp:           \dpi{120} \large q_{sw}\geq 0.25R_{bt}b 

\dpi{120} \large Q_{b}=\frac{\varphi_{b2} {R_{bt}bh_{o}^{2}}}{C}

      • Trường hợp :        \dpi{120} \large q_{sw}< 0.25R_{bt}b    

\dpi{120} \large Q_{b}=\frac{4\varphi_{b2} {h_{o}^{2}}q_{sw}}{C}

      • Qb phải thỏa điều kiện:

\dpi{120} \large 0.5{R_{bt}bh_{o}}\leqslant Q_{b}\leqslant 2.5{R_{bt}bh_{o}}

      • Trong đó:
        • φb2: là hệ số, kể đến ảnh hưởng của cốt thép dọc, lực bám dính và đặc điểm trạng thái ứng suất của bê tông nằm phía trên vết nứt xiên, lấy bằng 1,5.
        • C: Chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng lên trục dọc cấu kiện.
    • Xác định Qsw:

\dpi{120} \large Q_{sw}=\varphi _{sw}q_{sw}C

      • Trong đó:
        •  Giá trị C nằm trong khoảng: ho ≤ C ≤2ho
        • φsw: là hệ số, kể đến sự suy giảm nội lực dọc theo chiều dài hình chiếu của tiết diện nghiêng C, lấy bằng 0,75.
        • qsw: lực trong cốt thép ngang trên một đơn vị chiều dài cấu kiện.

\dpi{120} \large q_{sw}=\frac{R_{sw}A_{sw}}{s_{w}}

\dpi{120} \large A_{sw}=n\frac{\pi d^{2} }{4}

 

  • Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo tiết diện nghiêng chịu lực cắt( Phương pháp đơn giản => Tính toán nhanh hơn=>Cho kết quả thép nhiều hơn) 

PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU BTCT TỪ A ĐẾN Z

Join The Discussion