BÊ TÔNG CỐT THÉP

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN P-DELTA TRONG TÌNH HUỐNG THIẾT KẾ KHÁNG CHẤN

  • Hiệu ứng bậc 2 (P-Delta) có ảnh hưởng đáng kể đối với nhà cao tầng, đặc biệt là nhà có tầng mềm (Soft Story). Ngoài ra hiệu ứng này thể hiện rõ ở những công trình đăc biệt có độ mãnh cao, chịu lực nén lớn. ( Ví dụ: Ống khói, tháp thép điện, tháp ang ten…).

  • Dưới tác dụng của tải ngang (tải động đất, tải trọng gió), kết cấu thường có chuyển vị ngang lớn, các tải trọng thẳng đứng do đó không nằm ở vị trí ban đầu mà chuyển dịch sang vị trí mới làm gia tăng nội lực trong các cấu kiện. Momen lúc này sẽ tăng lên 1 giá trị P* Δ
  • Hiệu ứng P-Delta được đánh giá thông qua hệ số độ nhạy θ.
  • Mục 4.4.2.2 (2) tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 quy định:
Theo Eurocode 8: Ptot : là tổng tải trọng trọng trường (tổng tải trọng thẳng đứng). Ở đây, TCVN dịch chưa chính xác nên dễ gây nhầm lẫn.
  • Mục 4.4.2.2 (2) tiêu chuẩn Eurocode 8: Part 1 :
  • Điều kiện khống chế:
    • θ < 0.1 : Không cần xét tới hiệu ứng bậc 2
    • 0.1 < θ ≤ 0.2 : Xét gần đúng bằng cách nhân các hệ quả tác động với 1/(1-θ)
    • Giá trị θ không được vượt quá 0.3
  • Tính toán kiểm tra:
  • Xác định Ptot:
    • Tạo Combo tổ hợp tiêu chuẩn: Ptot= Tĩnh tải (Tải trọng bản thân+Các lớp hoàn thiện+Tải trọng tường bao che) + n*Hoạt tải, n : Hệ số tổ hợp, kiến nghị n=0.3.
    • Ptot có thể lấy mục Story forces trong Etabs. (Table/Structure Results/Story forces)
  • Xác định Vtot:
    • Vtot có thể lấy từ mục Story Stiffness trong Etabs.( Table/Structure Results/Story Stiffness ) do tải trọng động đất EX, EY.

One Response

  1. thanhson 18/12/2020

Join The Discussion